Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu. Đặc biệt, ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ thiếu sắt tăng cao mà cha mẹ không hề hay biết. Đáng lo ngại hơn, thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng miễn dịch suy giảm, trẻ ốm vặt kéo dài, còi cọc, xanh xao mà còn kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ.

Hơn 30% trẻ em Việt đang thiếu Sắt, nguyên nhân do đâu?

Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nó là thành phần quan trọng để tạo ra hồng cầu, mang oxy đến các mô và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Việc đảm bảo cung cấp đủ sắt là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Thế nhưng, ở một nghiên cứu được tiến hành trong nhóm đối tượng từ 6 tháng đến 5 tuổi tại phòng khám Dinh Dưỡng, bệnh viện Nhi Trung Ương: trẻ thiếu vi chất Sắt đang chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 36,8%.  Đây là một con số đáng báo động đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

– Lượng sắt dự trữ ở 3 tháng cuối thai kỳ mẹ truyền sang cho con chỉ dùng đủ trong 4-6 tháng đầu đời (đối với các bạn sinh đủ ngày, đủ tháng) và mẹ nhớ bổ sung đầy đủ Sắt trong quá trình mang thai

– Lượng sắt trong sữa mẹ cực kỳ thấp (chỉ có 0,35mg/lít, mà nhu cầu của trẻ trong giai đoạn ngoài 6 tháng là 11mg, tương đương với gần 30 lít sữa mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt)

– Tỷ lệ hấp thu sắt kém từ thực phẩm: cơ thể chỉ hấp thu từ 5-15%, trong đó trẻ mới trong quá trình bắt đầu ăn dặm thì ăn 1 lượng nhỏ, bắt đầu từ nguồn thực phẩm động, thực vật nên lượng sắt hấp thu từ đó không thể cung cấp đủ cho nhu cầu Sắt của cơ thể

– Bên cạnh đó thì trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa cũng là yếu tố gây giảm hấp thu sắt.

– Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch, luôn đối mặt với vòng luẩn quẩn: ốm bệnh -> biếng ăn -> thiếu sắt -> ốm bệnh…

Làm thế nào để bổ sung đủ Sắt giúp đẩy lùi thực trạng “nạn đói tiềm ẩn” đáng báo động trên

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Trong đó mẹ nên ưu tiên bổ sung cho con bằng các loại thức ăn giàu chất sắt. Nguồn sắt từ động vật thường hay có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, hải sản tôm cua, nghêu sò hay cá hồi, cá ngừ… Nguồn sắt từ thực vật có thể bổ sung trong thực đơn của con như các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống…) hay các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô.

So với sắt từ động vật và thực vật thì nguồn sắt thực vật sẽ không được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt động vật. Vì vậy, nên kết hợp dùng chung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, dâu, đu đủ… để góp phần giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ sắt, nâng cao hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của cuộc điều tra dinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts) bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu sắt. Đối với các bé biếng ăn, tỷ lệ thiếu hụt vi chất còn cao hơn rất nhiều. Do đó bên cạnh một chế độ ăn đa dạng thì cần chủ động bổ sung thêm sắt dự phòng cho con.

Ba mẹ có thể tham khảo bổ sung sắt xịt Fe-max đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng cũng như hàng ngàn mẹ bỉm tin tưởng và bổ sung dự phòng cho con.

1800.08.88.62