Rất nhiều cha mẹ thấy con mình biếng ăn, xanh xao, thấp còi, hay ốm vặt thì cho rằng do cơ địa của con kém hấp thu. Tuy nhiên, đây lại có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy con đang thiếu máu thiếu sắt.

Con biếng ăn, xanh xao, thấp còi hay ốm vặt có phải do cơ địa con khó hấp thu?

Chắc hẳn gia đình nào nuôi con nhỏ đều sẽ ít nhất một lần gặp tình cảnh con mình biếng ăn, xanh xao, thấp còi, hay ốm vặt. Dù rằng có bổ sung bao nhiêu thực phẩm bổ dưỡng cho con thì vẫn không cải thiện được chút nào.

Khi đã thử đủ mọi cách mà con vẫn thế, bố mẹ lại tặc lưỡi nghĩ “chắc do cơ địa con mình thuộc dạng kém hấp thu” nhưng chỉ đến khi con ốm bệnh liên miên, biếng ăn kéo dài mới đem con đi khám và tá hỏa phát hiện ra do con thiếu sắt. Lúc này đây tình trạng thiếu hụt sắt của con đang ở mức nặng rồi.

Thiếu sắt – Sức khỏe và trí tuệ của trẻ giảm sút

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thiếu sắt ở nước ta đang ở mức cao, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ thiếu sắt đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.

Tình trạng thiếu sắt có thể khiến bé không được phát triển toàn diện như bạn đồng trang lứa. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe.

Thiếu máu: Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu. Khi thiếu máu cơ thể trẻ không sản xuất đủ lượng hồng cầu cần thiết khiến các cơ quan không được cung cấp đủ oxy. Từ đó, kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như xanh xao, mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu…

Suy giảm miễn dịch: Thiếu sắt sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu khiến tế bào Lympho T trong cơ thể khó nhận dạng và tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh dẫn đến sức đề kháng kém tình trạng ốm bệnh liên miên, lâu khỏi.

Chậm tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng: Khi trẻ thiếu sắt sẽ làm giảm đi lượng hormone tăng trưởng dẫn đến chậm phát triển chiều cao và cân nặng khiến trẻ chậm cao lớn, thấp bé nhẹ cân.

Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành một nghiên cứu tại Thái Lan, kết luận rằng bổ sung sắt trong 16 tuần có tác dụng tăng chiều cao ở trẻ em lứa tuổi tiểu học.

IQ giảm, học tập kém: Trẻ thiếu sắt dẫn đến mệt mỏi, uể oải, hay cáu gắt, bồn chồn, phản ứng kém với mọi việc xung quanh. Trẻ thiếu tập trung, chậm phát triển tinh thần, vận động, chỉ số thông minh giảm 12,9 điểm dẫn đến kết quả học tập yếu kém.

Làm thế nào để trẻ không bị thiếu sắt?

Trước tiên cần bổ sung sắt đầy đủ cho mẹ bầu để trẻ có thể hấp thu và dự trữ đầy đủ lượng sắt cần thiết trước khi được sinh ra.

Trẻ từ 0 -6 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sắt của trẻ.  Tuy nhiên, với trẻ từ 6 tháng trở lên, bên cạnh sữa mẹ trẻ cần hấp thụ sắt từ các nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung đủ nhu cầu sắt.

Cha mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho trẻ, trong đó ưu tiên các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như: Gan của các loài động vật; trai, sò, hàu; thịt bò và thịt gà… cũng là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh đậm như: Rau muống, cải bó xôi, rau ngót… cũng giàu sắt.

Để hấp thụ sắt tốt hơn, cha mẹ cần cho trẻ ăn kết hợp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Tránh kết hợp sữa và canxi khi uống sắt vì sẽ giảm hấp thu.

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt, ba mẹ cũng đừng quên bổ sung dự phòng sắt cho trẻ bằng sản phẩm hỗ trợ để đáp ứng đủ sắt đủ máu cho các cơ quan trên cơ thể hoạt động tốt nhất.

Thị trường cũng ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm bổ sung vi chất này. Bố mẹ nên chọn các sản phẩm chính hãng, dễ dùng, đủ liều khuyến nghị, hấp thu tốt, trẻ hợp tác bổ sung.

 

1800.08.88.62