Bổ sung sắt cho trẻ là cần thiết để duy trì sức khỏe và sự phát triển của con. Tuy nhiên hiện nay, nhiều bậc cha mẹ chỉ cần thấy con xanh xao là mặc định con đang thiếu sắt và bổ sung liên tục. Điều này có thể dẫn tới thừa sắt và vô tình cha mẹ bỏ qua các bệnh lý nguy hiểm khác của con.
Trẻ xanh xao còn vì nhiều nguyên nhân khác
Sai lầm điển hình mà nhiều cha mẹ mắc phải, đó là cứ thấy trẻ xanh xao thì cho rằng con thiếu máu, mà thiếu máu đồng nghĩa với việc thiếu sắt. Và các bậc phụ huynh vội vàng bổ sung sắt cho trẻ.
Thế nhưng, trên thực tế, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thiếu máu do thiếu sắt chỉ là một nguyên nhân, chứ không phải tất cả các trường hợp thiếu máu đều do thiếu sắt.
Trên thực tế, có một số bệnh lý gây thiếu máu như hiện tượng tan máu trong cơ thể. Nếu trẻ mắc bệnh này mà bổ sung thêm sắt thì sẽ làm bệnh thêm nặng hơn. Bởi lượng sắt trong cơ thể trẻ vốn đang thừa nhiều do hồng cầu bị vỡ giải phóng ra. Do đó, việc uống thuốc cần phải có chẩn đoán rõ ràng và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Theo các chuyên gia, bổ sung sắt cho trẻ em chỉ nên áp dụng với những trẻ đã qua kiểm tra và được xác định là thiếu máu thiếu sắt ở thể trung bình hoặc nặng. Hoặc ở những trẻ có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt rõ ràng như mệt mỏi, kém ăn, da xanh, miễn dịch kém, móng tay, móng chân dễ gãy. Đối với những trường hợp thiếu máu thiếu sắt nhẹ cha mẹ cần có tư vấn của bác sĩ hoặc bổ sung sắt cho trẻ thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Bổ sung sắt sai cách – từ bổ thành độc
Rõ ràng, sắt rất cần thiết đối với trẻ, tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều thì nó sẽ thành chất độc gây hại cho bé.
Thừa sắt cũng giống như thiếu sắt, đều gây tác hại đến sức khỏe của trẻ. Sắt là kim loại nặng có khả năng gây độc mô tế bào, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận cũng như sức khỏe tổng thể nếu sử dụng không đúng.
Nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu sắt chuẩn nhất
Thông thường, thiếu máu thiếu sắt có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị cũng khó khăn hơn ở giai đoạn nhẹ. Nhưng triệu chứng ở giai đoạn nhẹ thường khó phát hiện ra. Vì vậy, các chuyên gia cho biết cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ hoặc nếu thấy có biểu hiện khác thường.
Đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao
Đặc biệt, những đối tượng dưới đây là nhóm có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, cha mẹ cần lưu ý :
- Trẻ sinh non, cân nặng thấp
- Mẹ bị thiếu máu khi mang thai
- Trẻ uống nhiều sữa, hơn 500ml/ngày
Cách bổ sung hiệu quả và an toàn
Cách tốt nhất là cha mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ thiếu máu qua chế độ dinh dưỡng, cho trẻ ăn thực phẩm giàu sắt như gan lợn, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, tôm, cua, cá, rau bina, bông cải xanh; trái cây khô như nho, mơ, chà là, mận khô, trứng, bơ đậu phộng…
>>> Xem thêm: Thực phẩm người thiếu máu thiếu sắt nên tham khảo
Trường hợp trẻ bị thiếu máu ở mức độ vừa đến nặng, nhu cầu sắt của trẻ cao hơn và cần bổ sung nhanh chóng thì cha mẹ có thể kết hợp cả chế độ ăn uống và các sản phẩm bổ sung sắt cho bé theo tình trạng cụ thể sau khi xét nghiệm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý không nên bổ sung sắt cho trẻ khi con bị nhiễm khuẩn bởi sắt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến bệnh chuyển nặng và lâu khỏi hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống sắt cùng kháng sinh bởi nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Trên đây là những thông tin để giúp quá trình bổ sung sắt cho trẻ đơn giản, dễ dàng hơn. Để cung cấp đủ sắt cho bé dưới 1 tuổi, đừng quên tham khảo thêm thật nhiều bài viết của Fe-max bạn nhé!