Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ, thường kéo theo hệ lụy không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách thì cha mẹ có thể ngăn cản những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Vậy, làm thế nào để chăm sóc trẻ hiệu quả khi thiếu máu thiếu sắt?
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là gì?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng lượng sắt trong có thể thấp, làm nồng độ hemoglobin thấp hơn, khiến quán trình vận chuyển oxy đến các cơ quan, tế bào bị suy giảm. Tại Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiếu sắt là 19,6%.
Thực tế, không chỉ trẻ dưới 5 tuổi mới có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt mà ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ cũng có thể mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu thiếu sắt
Sắt là vi chất quan trọng đối với cơ thể bởi nó không chỉ tham gia vào việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn là yếu tố thiết yếu cho quá trình vận chuyển oxy. Lý do chủ yếu dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể kể đến như:
- Mẹ bầu thiếu sắt trong thai kỳ: Mẹ bầu thiếu sắt trong quá trình mang thai khiến lượng sắt dự trữ cần thiết khi trẻ sinh ra không đủ, dẫn đến việc trẻ bị thiếu hụt sắt.
- Trẻ sinh non: Nếu trẻ sinh đủ tháng thì lượng sắt dự trữ sẽ đủ cho bé dùng đến khi 6 tháng tuổi. Ngược lại, trẻ sinh non thì lượng sắt dự trữ sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
- Chế độ ăn thiếu sắt: Nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ thiếu máu thiếu sắt là chế độ ăn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Lâu ngày, cơ thể sẽ không đủ nhiên liệu để tổng hợp hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu.
- Trẻ hấp thụ sắt kém: Một số trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, thiểu toan dạ dày, tổn thương ruột non đều khiến khả năng hấp thu sắt bị suy giảm, gây ra thiếu máu.
- Mất sắt mạn tính: Giun móc, giun tóc, polyp đại trang hoặc chu kỳ kinh nguyệt ở bé gái đều là những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu hụt máu.
Dấu hiệu “thông báo” trẻ đang bị thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ diễn ra từ từ với những triệu chứng không rõ ràng nên hầu như các mẹ không phát hiện bệnh cho đến khi tiến triển nặng hơn. Ở trẻ thiếu máu, não bộ và cơ bắp là những cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó mẹ nên quan sát kĩ khi có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên can thiệp từ sớm:
– Da xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc tái nhất là vùng lòng bàn tay, niêm mạc mắt và cổ họng
– Trẻ thường mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, kết quả học tập giảm
– Bàn tay, bàn chân có thể lạnh, da khô và ráp
– Trẻ quấy khóc, chậm tăng cân
– Trẻ ăn uống và hấp thụ kém
– Trẻ dễ đau đầu, chóng mặt nhất là khi vận động mạnh
– Tim đập nhanh, thở gấp, có thể thở khò khè
– Trẻ hay mắc bệnh nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch như: viêm hô hấp, viêm phế quản,…
Tuy nhiên, các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh khác, do đó, các mẹ nên đưa trẻ đi xét nghiệm để xác nhận chính xác nhất liệu trẻ có phải bị thiếu máu thiếu sắt không.
Những nguy hiểm khi trẻ bị thiếu máu thiếu sắt?
Thiếu máu thiếu sắt kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở trẻ như:
- Mệt mỏi, uể oải: Khi lượng hồng cầu giảm do thiếu máu, các cơ quan và tế bào không nhận đủ oxy khiến trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
- Gặp vấn đề về tim mạch: Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, do đó, khi thiếu máu, việc vận chuyển oxy cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo oxy được đưa đến các cơ quan. Lâu ngày có thể gây ra các vấn đề cũng như các bệnh tim mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ dẫn đến tử vong.
- Hệ thần kinh trì trệ: Thiếu máu sẽ khiến cơ thể thiếu oxy, làm cho não không nhận được đủ năng lượng cần thiết để hoạt động. Từ đó, khiến cho trẻ dễ đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, thậm chí thiếu máu lên não.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh: Sắt là một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt, miễn dịch sẽ bị suy giảm, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm và ốm vặt.
Nhiều trường hợp trẻ bị thiếu máu, không thể phục hồi kịp thời trong thời gian ngắn, dẫn đến những nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và chăm sóc trẻ đúng cách để giúp con “chiến thắng” căn bệnh này.
Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi bị bệnh
Cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ, đồng thời, chăm sóc để hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe bằng cách làm sau:
– Với trẻ sơ sinh đủ tháng, con chưa cần bổ sung thêm sắt mà mẹ sẽ là người bổ sung sắt và cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ. Việc này mẹ cần duy trì trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Vì sau đó, trẻ sẽ nhận thêm sắt từ chế độ ăn dặm.
– Với trẻ sinh non, mẹ duy trì bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ, với liều dùng 2mg/kg bắt đầu từ 2 tuần tuổi đến khi con được 12 tháng tuổi. Nguồn sắt cho trẻ thời điểm này là sữa mẹ, sữa công thức và các dạng sắt lỏng.
– Với trẻ từ 6 tháng, biết ăn dặm, mẹ nên xây dựng chế độ ăn giàu sắt từ thực phẩm hàng ngày cho trẻ, đồng thời, bổ sung thêm vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt. Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung các sản phẩm bổ sung sắt ở dạng lỏng nếu trẻ chưa ăn đặc. Một số thực phẩm giàu sắt mà mẹ nên bổ sung cho trẻ như thịt, cá, gia cầm, nội tạng động vật, trứng, hải sản,..
– Tẩy giun định kỳ giúp loại bỏ những ký sinh trùng gây mất máu ở trẻ, do đó, cha mẹ nên tẩy giun định kỳ cho bé hàng năm.
Hầu hết trường hợp trẻ bị thiếu máu thiếu sắt đều có thể cải thiện từ chế độ ăn uống hàng ngày và qua các sản phẩm bổ sung chất sắt. Do đó, các mẹ xây dựng thực đơn phong phú, phù hợp, kết hợp với việc sử dụng các sản phẩm bổ sung chất sắt có khả năng hấp thu cao, dễ dùng cho bé. Trong đó, Fe-max là sản phẩm sắt được các chuyên gia đánh giá cao nhờ tính sinh khả năng cao, vị dễ uống, tiện lợi và ít tác dụng phụ.