Theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em nước ta đang thiếu sắt trầm trọng, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ thiếu sắt. Thiếu sắt ngoài dẫn đến biếng ăn, chậm tăng cân, hay ốm bệnh thì nó còn gây ra tình trạng hay ngủ gục, thiếu tập trung điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Hay ngủ gục, thiếu tập trung – Thiếu sắt là thủ phạm gây ra

Khi nhắc đến thiếu sắt người ta thường nghĩ đến thiếu máu, mệt mỏi, hay ốm vặt, biếng ăn, da dẻ xanh xao, còi cọc… Thế nhưng theo nghiên cứu của GS. John M Pettifor – Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em, Đại học Witwatersrand, Nam Phi đã chỉ ra rằng: “Thiếu sắt ở trẻ tiến triển chậm và ít gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng khi sự thiếu hụt trầm trọng hơn, trẻ trở nên xanh xao và yếu ớt, ăn ít, dễ mệt mỏi và hay ốm. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là sự kém phát triển trí não về hành vi, nhận thức và kỹ năng vận động, tâm lý”.

Sắt là một loại vi chất cần thiết để sản xuất hồng cầu, giúp cung cấp oxy đến các tế bào và cơ quan trong của cơ thể, trong đó có não. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia tham gia cấu tạo neuron thần kinh mới, tham gia quá trình dẫn truyền Xynap thần kinh.

Những trẻ thiếu sắt sẽ có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, làm suy giảm phát triển toàn diện về nhận thức, trí tuệ. Do đó, khi cơ thể thiếu sắt trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, hay ngủ gục, dễ cáu gắt, thiếu tập trung. Trẻ thiếu sắt sẽ có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, vận động làm suy giảm khả năng học tập khi lớn lên.

Ở một nghiên cứu khác của GS. Leyla Agaoglu – Khoa Nhi, Khoa Y Istanbul, Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho thấy trẻ thiếu máu do thiếu sắt có điểm số IQ trung bình thấp hơn 12,9 điểm so với những trẻ được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Tổ chức CDC Hoa Kỳ cũng đã có khuyến cáo: “Tất cả trẻ em đều cần Sắt. Nó quan trọng trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ.” Đặc biệt để phát triển khả năng tập trung và ghi nhớ, bố mẹ cần lưu ý khi trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng nhất .

Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm hoặc thường có thói quen ăn theo sở thích. Nếu bố mẹ xây dựng một thực đơn không phù hợp, một chế độ ăn không cân đối thì sẽ không cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ

Theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), chỉ có hơn 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn hàng ngày đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu sắt lại từ nguồn động vật như: hàu, cua, thịt bò, cá hồi… thì tần suất sử dụng của trẻ em với những loại thực phẩm này lại rất thấp.

Mặt khác, do nhiều mẹ có thói quen chế biến thức ăn cho trẻ như: xay nhuyễn thức ăn rồi mới nấu, hầm thật nhừ, mua tích 1 lần cho trẻ ăn dần khiến thực phẩm không còn tươi… sẽ làm thất thoát lượng sắt mà thực phẩm cung cấp.

Ngoài ra, sắt là một chất khó hấp thu, tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn cực kỳ thấp, chỉ có 5-15%. Điều này có nghĩa là dù trẻ ăn uống tốt, chế độ dinh dưỡng giàu sắt thì lượng sắt cần thiết cho trẻ vẫn chưa được đảm bảo. Do đó, cha mẹ cần bổ sung các chế phẩm sắt để đáp ứng nhu cầu cơ thể trẻ.

Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ rất đa dạng. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn loại sắt có sinh khả dụng cao, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính hiệu quả của sản phẩm. Trong số ít đó, sắt xịt Fe-max là sản phẩm tiêu biểu được nhiều mẹ đánh giá cao và mách nhau dùng cho con.

1800.08.88.62