Dấu hiệu trẻ thiếu sắt thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh lý khác. Không ít trẻ nhỏ có biểu hiện lười ăn, kém ăn, chậm đi và cha mẹ thường cho rằng những dấu hiệu này là do cơ địa của trẻ. Thế nhưng đây chính là cảnh báo cha mẹ cần chú ý bổ sung sắt cho con ngay!
Biểu hiện thường gặp của trẻ bị thiếu sắt
Thông thường, để xác định chính xác nhất trẻ có bị thiếu sắt hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đi xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, cha mẹ thường sẽ chỉ đưa trẻ đi khám bệnh nếu con bị nhiễm bệnh hoặc có biểu hiện bệnh rõ ràng. Do đó, dưới đây là những biểu hiện trẻ thiếu sắt gợi ý để cha mẹ cho trẻ đi khám và chẩn đoán bệnh.
Nhận biết trẻ thiếu sắt thiếu máu qua một số dấu hiệu phổ biến
Yếu ớt, kém linh hoạt, vận động yếu
Thiếu sắt thiếu máu làm giảm số lượng hồng cầu, làm lượng oxy được vận chuyển trong cơ thể sụt giảm. Điều này khiến các cơ quan của cơ thể không thể hoạt động bình thương, dẫn đến việc trẻ luôn ở trong tình trạng yếu ớt, mệt mỏi, lừ đừ, lười vận động, ít linh hoạt.
Với trẻ đang độ tuổi đến trường, thiếu máu còn có thể làm trẻ mất tập trung trong học tập, làm giảm trí thông minh và khả năng tư duy, dẫn đến việc học tập giảm sút.
Da xanh xao
Da xanh xao, nhợt nhạt là một trong những dấu hiệu bé thiếu sắt điển hình của, không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Các chuyên gia cho biết, khi thiếu máu, số lượng hồng cầu ít khiến da nhạt màu hơn bình thường.
Mặc dù là triệu chứng phổ biến nhưng rất khó nhận ra, bởi nó sẽ xuất hiện từ từ, nếu nhìn quen thì rất khó phát hiện. Chỉ khi so sánh với các trẻ khỏe mạnh cùng lứa tuổi, cha mẹ mới phát hiện con mình xanh xao hơn, hoạt động chậm chạp hơn và có vẻ yếu ớt hơn.
Lười ăn, kém ăn
Trẻ bị thiếu máu luôn cảm thấy mệt mỏi, khó khăn khi hoạt động và cả lười ăn. Thế nhưng, nhiều cha mẹ khi thấy con lười ăn, biếng ăn thì nghĩ là do trẻ mọc răng, thời tiết nắng nóng hoặc do ốm vặt. Cha mẹ không ngờ được đây chính là triệu chứng thiếu máu ở trẻ em.
Hơn nữa, khi trẻ biếng ăn, cơ thể sẽ không nhận được đủ dinh dưỡng để sản sinh hồng cầu cũng như xây dựng miễn dịch và các hoạt động khác của cơ thể. Chính vì vậy, tình trạng vòng xoáy bệnh lý này cứ lặp đi lặp lại, làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Chậm/không tăng cân, sút cân
Việc chán ăn, biếng ăn không chỉ khiến trẻ bị thiếu dưỡng chất mà còn làm cho trẻ chậm/không tăng cân, thậm chí là sút cân, không đạt mức cân nặng tiêu chuẩn.
Trẻ thường xuyên chán ăn, khó ngủ và hay quấy khóc Ngoài ra, trẻ có thể có biểu hiện chán ăn, khó ngủ và ít ngủ, hay quấy khóc vật vã, vận động chậm hơn các trẻ cùng tuổi như chậm biết ngồi, chậm biết đứng, chậm biết đi; bắp thịt, chân tay của trẻ mềm nhão hơn so với trẻ khỏe mạnh khác. Cũng có trường hợp trẻ bị đau nhức trong xương.
Trường hợp bệnh thiếu máu nặng sẽ thấy tóc bị bạc màu, rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy…
Thực tế, thiếu máu ở trẻ có thể có nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân đều có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác gây thiếu máu và có phác đồ điều trị phù hợp.
Làm thế nào để phòng tránh thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ?
Theo các chuyên gia, để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ, điều đầu tiên là phải phòng thiếu máu, thiếu sắt cho người mẹ. Bởi vì ngay từ khi còn là bào thai, trẻ đã nhận được sắt từ mẹ để phát triển và dự trữ. Sau khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận được sắt qua sữa mẹ.
Vì vậy, với trẻ nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, cần được bú mẹ đầy đủ. Với trẻ lớn hơn, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, đảm bảo đủ dưỡng chất cần để tạo hồng cầu.
Vậy trẻ thiếu máu nên ăn gì?
Cha mẹ hãy xây dựng bữa ăn của trẻ đầy đủ năng lượng và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Cụ thể:
+ Sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật: những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu…, hải sản như cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò…, gia cầm, trứng và nội tạng động vật như gan
+ Sắt từ thực có nguồn gốc thực vật: các loại rau có màu xanh đậm như rau muống, rau bó xôi, bông cải xanh…, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô…
Giới chuyên môn cho biết nguồn sắt từ thực vật sẽ khó hấp thu hơn sắt từ động vật, do dó, nếu ăn chay, trẻ sẽ không được bổ sung sắt đầy đủ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu bằng các thực phẩm giàu C như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, chanh, ổi, nhãn… để tăng khả năng hấp thu.
Ngoài ra, sử dụng thuốc bổ máu cho trẻ em như sắt xịt thế hệ mới Fe-max cũng là sự lựa chọn hoàn hảo để bố mẹ tham khảo. Thời điểm dùng Femax đúng và liều lượng chuẩn giúp con đủ sắt, đủ máu, da dẻ hồng hào, thông minh và khỏe mạnh hơn.
>>>Xem thêm: Bổ sung sắt cho trẻ vào thời điểm nào tốt nhất?
Đồng thời, cha mẹ cũng cần tẩy giun định kỳ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng tránh việc trẻ bị nhiễm giun hoặc kí sinh trùng. Điều này cũng là 1 phần quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em.
Trên đây là chia sẻ của Fe-max về những dấu hiệu trẻ thiếu sắt, thiếu máu mà cha mẹ có thể tham khảo. Đừng quên sử dụng sản phẩm bổ sung sắt cho con và xây dựng một chế độ ăn uống thật hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhé!