Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, khiến trẻ hay ốm vặt, chậm tặng cân. Ngoài ra, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não khiến trẻ kém thông minh và suy giảm trí nhớ.
Vai trò của sắt đối với sự phát triển của trẻ
Sắt cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em, vì trẻ em đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể.
Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T. Đây là tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn vi khuẩn, virus gây bệnh.
Nếu cơ thể bị thiếu hụt sắt hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu khiến cơ thể khó nhận dạng và tiêu diệt lại yếu tố gây hại từ bên ngoài dẫn đến tình trạng ốm bệnh liên tục, sức đề kháng kém.
Tình trạng thiếu sắt kéo dài sẽ khiến trẻ thường xuyên ốm vặt, dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, đề kháng kém, từ đó mắc bệnh triền miên.
Thêm nữa, Sắt là một loại vi chất quan trọng để sản xuất hồng cầu, giúp cung cấp oxy đến các tế bào và cơ quan trong của cơ thể, trong đó có não. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia tham gia cấu tạo neuron thần kinh mới, tham gia quá trình dẫn truyền Xynap thần kinh.
Những trẻ thiếu sắt sẽ có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, làm suy giảm phát triển toàn diện về nhận thức, trí tuệ. Do đó, khi cơ thể thiếu sắt trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, hay ngủ gục, dễ cáu gắt, thiếu tập trung, giảm trí nhớ. Trẻ thiếu sắt sẽ có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, vận động làm suy giảm khả năng học tập khi lớn lên.
Thực hiện nghiên cứu trên 5.400 em từ 6 đến 16 tuổi, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng khi làm bài kiểm tra toán, các em thiếu sắt có khuynh hướng bị điểm dưới trung bình cao gấp hai lần so với các em khác. Các em bị thiếu sắt sẽ kém tập trung, hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nên trẻ sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực.
Việc đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển trí não của trẻ.
Bổ sung sắt như thế nào để giúp trẻ phát triển toàn diện
Cha mẹ bổ sung đầy đủ sắt cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm giàu sắt trong tự nhiên như gan lợn, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, tôm, cua, cá, rau bina, bông cải xanh; trái cây khô như nho, mơ, chà là, mận khô, trứng, bơ đậu phộng…
Kết hợp cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, dâu tây…để giúp tăng khả năng hấp thu sắt.
Thế nhưng, sắt là vi chất khó hấp thu, tỷ lệ hấp thu sắt từ thực phẩm rất thấp, chỉ có 5-15%. Hơn nữa, hàm lượng sắt trong thực phẩm dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến. Nếu cha mẹ chỉ bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm hàng ngày là không đủ.
Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung thêm sắt liều sinh lý cho trẻ để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể trẻ một cách hiệu quả.