Thiếu máu ở trẻ em là thực trạng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Vậy nếu chỉ duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt, ăn nhiều, tích cực bồi bổ là đã đủ để con không thiếu máu, thiếu sắt chưa? Hãy cùng Fe-max tìm hiểu ngay nhé!
Thiếu máu ở trẻ em – Ăn đủ chất vẫn bị thiếu máu
Là gia đình có điều kiện kinh tế, nên vợ chồng anh Hoàng (khu đô thị Linh Đàm, HN) chăm chút từng chút cho bữa cơm của con, bé Bin muốn ăn gì là 2 vợ chồng đều đáp ứng. Bin (học lớp 3, nặng 24kg) ăn uống tốt, bữa nào cũng đánh sạch 2 bát cơm thịt nhưng lại rất kén ăn rau. Thấy con ăn uống được nên vợ chồng anh Hoàng cũng yên tâm là con đã đủ chất dinh dưỡng.
Thế nhưng, mấy tháng gần đây, bé rất hay ốm vặt, viêm mũi dị ứng thường xuyên lại thêm xanh xao, anh Hoàng đưa Bin đi khám mới biết con bị thiếu máu thiếu sắt. Thậm chí, đến người nhà, họ hàng cũng không tin con lại bị thiếu máu.
Tương tự trường hợp của bé Bin, bé Hải (5 tuổi, Hoàng Mai, HN) cũng được cha mẹ chăm bẵm, đầu tư rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, gần đây cha mẹ cho cháu đi khám bệnh mới tá hỏa phát hiện con bị thiếu máu khá nặng.
Theo thông kê điều tra của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ tại Việt Nam là 27,8%. Có nghĩa là cứ gần 3 trẻ lại có 1 bé bị thiếu máu. Đặc biệt, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2020 là 19,6%.
Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu máu thiếu sắt?
Theo các chuyên gia, dấu hiệu trẻ thiếu sắt khá chung chung và có thể tương đồng với nhiều bệnh lý khác nên thường bị bỏ qua. Một số triệu chứng điển hình ở những trẻ thiếu máu nhẹ như da hơi xanh, môi, niêm mạc, vành mắt nhợt nhạt. Nặng hơn thì sẽ có những dấu hiệu như da xanh nhiều hơn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, quấy khóc kéo dài, không chịu chơi, lười vận động. Trong trường hợp bị nặng quá, trẻ có khả năng bị phù, tim đập nhanh, thậm chí là suy tim.
Tình trạng thiếu máu kéo dài khiến trẻ kém ăn, ăn không ngon, làm giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Từ đó, khiến kết quả học tập của trẻ bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể lực.
Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể phát hiện bệnh thiếu máu ở trẻ bằng cách đưa con đi xét nghiệm máu. Đây là phương pháp đơn giản mà đem lại kết quả chính xác nhất, đồng thời, còn cho biết nguyên nhân gây ra thiếu máu.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ thiếu máu thiếu sắt cha mẹ cần biết
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ mà bố mẹ cần biết
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em được chia thành 2 nhóm:
Bệnh lý về đường tiêu hóa
Thứ nhất, thiếu sắt ở trẻ em có thể do cơ thể đang có bệnh lý về đường tiêu hóa như chảy máu dạ dày, lượng máu chảy li ti, mỗi ngày một ít hoặc do giun. Vì vậy, dù trẻ có ăn nhiều, nhưng sự hấp thụ và tiêu hóa cảu cơ thể không tốt nên trẻ vẫn bị thiếu máu.
Thiếu máu dinh dưỡng
Thứ hai, nguyên nhân hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bữa ăn của người Việt chỉ đảm bảo 30-50% lượng sắt mà cơ thể cần. Hơn nữa, nhiều trẻ được bổ sung lượng sắt trong đạm rất ít. Có trẻ ăn đủ lượng thịt nhưng rau, của, quả lại bổ sung quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến việc hấp thu sắt không được tốt. Chính vì vậy, dù trẻ ăn uống đầy đủ nhưng vẫn có thể thiếu sắt.
Khi nhận thấy các biểu hiện trẻ thiếu sắt, cha mẹ có thể đưa con đi khám đề nhận được tư vấn kịp thời nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt với thời gian ít nhất là 1 tháng. Cha mẹ chú ý không nên cho trẻ uống sắt trong thời gian dài vì có thể dẫn đến thừa sắt, gây ra hiện tượng nhiễm sắt vào gan, lách, phổi.
Trên đây là những chia sẻ của Fe-max để giúp cha mẹ nhận thức rõ ràng hơn về tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cha mẹ xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp bổ sung thuốc sắt để giúp con phát triển khỏe mạnh nhất.