Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở các nước trên thế giới. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng thiếu máu thiếu sắt là do một bệnh lý nhất định gây ra. Thế nhưng, vấn đề này nhiều khi bắt nguồn từ chính những sai lầm trong chế độ ăn uống. Dưới đây là những sai lầm điển hình trong ăn uống có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt mà mọi người cần lưu ý !

Thiếu máu không nên ăn nhiều thịt

Thiếu máu không được ăn thịt? Đây là sai lầm phổ biến đầu tiên của rất nhiều người. Một số nguồn tin cho rằng, việc sử dụng thịt trong các bữa ăn hàng ngày với tần suất thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể. Do đó, họ chỉ chú trọng những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và bỏ qua nguồn sắt dồi dào từ động vật.

 

Sai lầm trong ăn uống gây thiếu máu thiếu sắt

Ăn nhiều thịt thực sự không tốt cho bệnh thiếu máu?

Trên thực tế, thực phẩm từ động vật có nguồn sắt dồi dào hơn động vật rất nhiều. Đây là dạng sắt heme có khả năng hấp thu rất cao, có thể đạt đến 15%. Trong khi đó, sắt từ thực vật thường ở dạng non-heme, có tỉ lệ hấp thụ thấp hơn, thậm chí còn chịu ảnh hưởng của axit phytic và oxalate nên khả năng hấp thu chỉ còn khoảng 5%.

Chính vì vậy, bạn cần cân bằng thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật trong bữa ăn hàng ngày để cân đối giữa các nguồn sắt, các chất dinh dưỡng. Từ đó, giảm thiểu tình trạng thiếu máu thiếu sắt do kiêng ăn thịt.

Thiếu máu nên tăng cường trứng, sữa

Sữa bò nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng sắt rất thấp, tỉ lệ hấp thu của cơ thể đối với sắt trong sữa chỉ khoảng 10%. Do đó, nhiều mẹ tích cực bổ sung sữa cho con, thậm chí dùng sữa thay cho các nguồn dinh dưỡng khác đều dẫn đến bệnh thiếu máu của trẻ.

>>>>Xem thêm: Cẩn trọng thiếu máu thiếu sắt khi cho trẻ uống sữa quá nhiều

 

Sai lầm trong ăn uống gây thiếu máu thiếu sắt

Dinh dưỡng từ trứng, sữa không đủ để bổ sung sắt cho cơ thể

Tương tự, trứng cũng rất bổ, hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp sắt dồi dào, thế nhưng hàm lượng sắt có trong trứng lại có tỉ lệ hấp thu khoảng 3%. Bên cạnh đó, một số protein trong trứng còn gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, trứng không phải là loại thực phẩm lý tưởng bổ sung sắt.

Có thể thấy, sữa bò và lòng đỏ trứng tuy là nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu chỉ dựa vào chúng để bổ sung sắt cho cơ thể thì không đủ. Vì vậy, cần kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác, ví dụ như gan động vật, bởi không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỉ lệ hấp thu cũng hơn 30%, rất thích hợp bổ sung cho cơ thể.

Thiếu máu không cần ăn rau tươi và hoa quả 

Hoa quả và rau xanh có cần thiết cho việc bổ sung sắt? Mặc dù, rau tươi và hoa quả không có nhiều sắt nhưng chúng có chứa vitamin C, axit citric và axit malic – đây đều là những chất giúp hòa tan sắt trong đường ruột, giúp việc hấp thu sắt dễ dàng hơn. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm những thực phẩm bổ máu, đây vẫn là sự lựa chọn mà bạn cần bổ sung hàng ngày.

Thiếu máu không cần hạn chế cà phê và trà 

Trà và cà phê có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt. Bởi trong trà và cà phê có chứa các hoạt chất như acidum tannicum và polyphenol, khi gặp sắt sẽ tạo thành các loại muối khó tan, gây ức chế hấp thu sắt. Vì vậy, chỉ nên uống trà, cà phê ở mức vừa phải, mỗi ngày 1-2 cốc, không nên uống quá nhiều.

Sai lầm trong ăn uống gây thiếu máu thiếu sắt

Có cần hạn chế trà và cà phê khi thiếu máu?

Dừng uống sắt khi tình trạng thiếu máu được cải thiện

Thông thường, người bệnh thiếu máu thiếu sắt được bác sĩ chỉ định uống sắt cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Thế nhưng, nhiều người khi thấy bệnh tình ổn định hoặc có chút khởi sắc là dừng thuốc ngay, điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể khiến bệnh quay trở lại hoặc khiến bệnh tình khó điều trị hơn.

Chính vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc bổ máu đủ, đúng liệu trình theo chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, khi bệnh tình được ổn định thì vẫn cần duy trì thuốc sắt từ 6-8 tuần để tích lũy sắt cho cơ thể.

Thiếu máu nên sử dụng đường đỏ

Theo dân gian, đường đỏ được cho là có tác dụng bổ máu, nên trong thời kỳ kinh nguyệt và hậu sản, phụ nữ thường được uống nước đường đỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, đường đỏ hoàn toàn không có công hiệu thần kỳ như vậy. Thậm chí, nếu sử dụng đường đỏ không được chế biến sạch sẽ còn có thể gây hại cho sức khỏe bởi chứa tạp chất.

Sai lầm trong ăn uống gây thiếu máu thiếu sắt

Sử dụng đường đỏ có chữa được thiếu máu thiếu sắt?

Có thể thấy, ăn gì bổ máu vẫn luôn là câu hỏi được chúng ta đặc biệt quan tâm. Nhất là khi tình trạng thiếu máu ngày càng phổ biến và thường xuyên hơn dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng sau này. Để cập nhật kiến thức về thiếu máu, thiếu sắt và những cách khắc phục kịp thời, đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết của Fe-max nhé!