Bà bầu thiếu máu đã không còn là tình trạng quá xa lạ. Khi mang thai, cơ thể mẹ luôn có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, đặc biệt là sắt. Thế nhưng, thiếu máu thiếu sắt lại là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé!
Thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu
Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao để đáp ứng cho cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, nếu không đáp ứng được nhu cầu cần thiết, cơ thể mẹ bầu rất dễ bị thiếu dưỡng chất.
Nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu thiếu máu
Vấn đề mà mẹ bầu nào cũng có nguy cơ cao gặp phải đó là thiếu máu thiếu sắt. Khi mang thai, tim của mẹ sẽ làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi. Điều này đồng nghĩa với thể tích hồng cầu của mẹ tăng 30-50% so với bình thường. Do đó, nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai cũng tăng cao gấp đôi hoặc nhiều hơn so với bình thường để tạo máu và đảm bảo quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan còn lại của cơ thể và chuyển qua nhau thai cho con.
Thế nhưng, trên thực tế, chế độ ăn uống hàng ngày nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai, dẫn đến tình trạng thiếu sắt, giảm huyết sắc tố và kéo theo nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Hậu quả khi bị thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai gây nên tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan, tổ chức, tế bào, kéo theo những hậu quả nặng nề cho mẹ và bé. Bà bầu thiếu máu dễ bị sảy thai, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh hoặc nhiễm trùng hậu sản.
Còn đối với thai nhi, bé có thể bị nhẹ cân, sinh non thiếu tháng, dễ mắc bệnh và có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác. Chính vì những hệ lụy này mà cha mẹ cần chú ý để phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu ở bà bầu.
Dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu
Thông thường, biểu hiện bà bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ thường không rõ ràng. Do đó, xét nghiệm máu là cách để xác định chính xác nhất tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể phát hiện bản thân bị thiếu máu thiếu sắt nếu có những dấu hiệu sau:
– Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt
– Da dẻ nhợt nhạt hoặc vàng, môi tái hơn, niêm mạc mắt dưới thưa thớt mạch máu hơn
– Tim đập nhanh
– Móng tay nhợt nhạt, dễ bong, gãy, tóc bị rụng
– Khó thở, hay bồn chồn, hồi hộp
Có thể thấy, các dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai thường tương tự các triệu chứng khi mang bầu hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn đầu thiếu máu. Vì vậy, bà bầu thiếu máu lên não nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu?
Để hạn chế thiếu máu khi mang thai, giải pháp tối ưu nhất là đáp ứng đủ nhu cầu sắt, cụ thể, phụ nữ trong thai kỳ cần 27mg sắt mỗi ngày. Vì vậy, các mẹ cần xây dựng chế độ ăn giàu sắt qua thực đơn hằng ngày.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
– Các loại thịt đỏ (thịt bò, lợn,…)
– Lòng đỏ trứng gà
– Các loại đậu (đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan…)
– Các loại rau xanh đậm màu (rau ngót, bông cải xanh, cải bó xôi, cần tây…)
– Yến mạch, ngũ cốc
– Các loại cá và hải sản
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý không bổ sung sắt và canxi cùng lúc, bởi canxi sẽ gây cản trở cho quá trình hấp thu sắt, làm giảm khả năng hấp thu sắt. vì vậy, các mẹ nên bổ sung canxi và sắt ở 2 thời điểm khác nhau, cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Điều này đồng nghĩa với việc bà bầu cũng không nên uống sữa và sắt cùng nhau.
Đồng thời, không nên uống trà cũng những đồ uống như trà, cà phê, bia, rượu vì chúng chứa các tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thu sắt.
Bà bầu thiếu máu phải làm sao? Các mẹ nên bổ sung thêm sắt từ những sản phẩm bổ sung sắt để tăng hấp thu và đáp ứng theo nhu cầu. Trong đó, Fe-max là sản phẩm bổ sung sắt được các chuyên gia đánh giá cao, bởi dạng xịt tiện lợi và thành phần sắt hữu cơ dễ hấp thu.
Như vậy, phụ nữ trong thai kỳ cần kết hợp cả chế độ ăn giàu sắt và bổ sung sắt từ các sản phẩm chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Tham khảo thêm nhiều bài viết của Fe-max để có một thai kỳ khỏe mạnh, không gặp vấn đề về thiếu máu – thiếu sắt cho cả mẹ và bé nhé!