Sắt là một “mắt xích” quan trọng trong việc sản sinh các tế bào miễn dịch giúp chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Khi trẻ thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ xuất hiện “lỗ hổng” lớn, hàng rào bảo vệ cơ thể vốn chưa hoàn thiện nay càng lỏng lẻo tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh khiến trẻ rất dễ ốm vặt và tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng.
Hệ miễn dịch suy giảm, trẻ thường xuyên ốm bệnh, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu sắt
Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia năm 2019- 2020 , hiện nước ta có khoảng 58% trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi và 28% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ bị thiếu sắt.
Lý do bởi sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin – loại protein trong hồng cầu có chức năng dự trữ và vận chuyển oxy cho cơ bắp làm việc, đồng thời sắt còn tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T, đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn. Sắt còn tham gia cấu tạo nhiều enzyme hệ miễn dịch nhằm tăng đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Sắt có vai trò không thể thiếu được đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Vì trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu. Trẻ thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng hay ốm vặt, ốm lâu khỏi, làn da của trẻ xanh xao, tái nhợt. Tình trạng thiếu sắt ở trẻ còn làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus gây ra như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…
Bổ sung sắt như thế nào để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh?
Để bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ sắt cho con trong tất cả các giai đoạn phát triển:
– Ngăn ngừa thiếu sắt ngay từ khi mang thai vì mẹ thiếu sắt thì con sinh ra cũng rất dễ thiếu sắt: mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm sắt như khuyến cáo. Bên cạnh đó, trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
– Trong quá trình cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và mẹ nên được bổ sung đa vi chất cũng như bổ sung sắt để phục hồi cơ thể.
– Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho con qua chế độ ăn hằng ngày. Sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, động vật có vỏ như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… Đồng thời, cha mẹ cần bổ sung thêm hoa quả và rau củ chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, bưởi, cà chua, súp lơ… để tăng khả năng hấp thu sắt.
Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lầm tưởng rằng, chỉ cần cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt là cơ thể sẽ hấp thu được 100% lượng sắt có trong thực phẩm. Sự thật không phải như vậy. Khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%. Hơn nữa, sắt có nhiều trong đạm động vật, trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, những thực phẩm này lượng ăn cũng không được nhiều, dẫn đến trẻ rất dễ bị thiếu hụt sắt qua khẩu phần ăn hàng ngày.
Vì vậy, chỉ bổ sung sắt cho trẻ từ thực phẩm tự nhiên là không đủ, mà cha mẹ cần bổ sung các chế phẩm sắt để đáp ứng nhu cầu cơ thể trẻ.