Thiếu máu ở trẻ xảy ra phổ biến, nếu bố mẹ không biết cách xử lý và phòng tránh, rất dễ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Trong đó, đối tượng dễ gặp phải nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trong bài viết  cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết cũng như cách phòng ngừa tình trạng này ở trẻ.

 Thế nào là thiếu máu ở trẻ?

thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Thiếu máu ở trẻ em là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu thấp hơn bình thường. Thông thường, hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy, do đó, nếu có quá ít hoặc không đủ hemoglobin thì khả năng vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ bị suy giảm. Theo các chuyên gia, sắt là vi chất quan trọng để tạo ra hemoglobin. Vì vậy, khi cơ thể không đủ lượng sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là gì?

Trẻ thiếu sắt không chỉ là vấn đề thường gặp ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thiếu máu thiếu sắt là 19.6%. Vậy, lý do tại sao trẻ bị thiếu máu thiếu sắt?

Giảm cung cấp sắt

– Do chế độ ăn uống:

Chế độ ăn thiếu khoa học, ít thực phẩm giàu sắt sẽ làm giảm lượng sắt cung cấp cho trẻ, từ đó, dẫn đến thiếu sắt. Hoặc trẻ ăn bột trong thời gian dài cũng có thể gây thiếu sắt vì trong bột có chất acid phytic và các phosphat gây giảm hấp thu sắt. Ngoài ra, trẻ uống nhiều sữa cũng sẽ làm giảm lượng sắt vì sữa chứa casein và phosphate cản trở hấp thu sắt.

– Do kém hấp thu:

Bình thường, cơ thể hấp thu sắt qua đường tiêu hóa. Do đó, nếu trẻ có hệ tiêu hóa kém, bị rối loạn hoặc mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì khả năng hấp thu sắt sẽ suy giảm.

Nhu cầu sắt ở trẻ tăng

Một số đối tượng có nhu cầu sắt cao hơn mức bình thường, cho nên để đảm bảo cung cấp đủ sắt thì cha mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu nhiều hơn mức độ thông thường. Những đối tượng này cụ thể là trẻ sinh non, trẻ giai đoạn phát triển nhanh, trẻ tuổi dậy thì.

Ngoài ra, trẻ còn có thể mất sắt do mất máu từ từ hoặc mất máu mãn tính, ví dụ như trẻ bị giun móc hoặc bị chảy máu cam…

Theo các chuyên gia, trẻ bị thiếu máu thiếu sắt rất khó nhận ra bởi nó diễn ra từ từ, do đó, khi phát hiện thì bệnh đã ở mức độ nặng. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận để phát hiện bệnh kịp thời.

Làm thế nào để phát hiện thiếu máu thiếu sắt ở trẻ?

Thông thường, dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt không rõ ràng, vì vậy, cha mẹ có thể đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm nếu con thiếu máu thiếu sắt.

Bên cạnh đó, trẻ thiếu máu thường có biểu hiện xanh xao, rõ ràng nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân; kết mạc mắt nhợt nhạt. Mệt mỏi, chậm chạp, kém tập trung, ít đùa nghịch, hay buồn ngủ… cũng là dấu hiệu của thiếu máu.

thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Lòng bàn tay xanh xao là dấu hiệu điển hình của thiếu máu thiếu sắtTrong trường hợp trẻ thiếu máu nặng, có thể có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi chạy nhảy, vận động, sút cân và miễn dịch suy giảm…

Trước những hậu quả mà thiếu máu thiếu sắt gây ra, cha mẹ cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp và kịp thời, tránh để biến chứng nặng hơn ở trẻ.

Điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ

Để phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt, điều quan trọng là cha mẹ cần bổ sung đủ lượng sắt cho trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung sắt cho con qua 2 nguồn:

– Thứ nhất, sử dụng các sản phẩm sắt qua đường uống như viên, lỏng hoặc xịt. Trong đó, dạng xịt được các chuyên gia đánh giá cao hơn cả, bởi tiện lợi, dễ dùng và tăng khả năng hấp thu.

– Thứ hai, nguồn thực phẩm tự nhiên. Cha mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt cho trẻ như các loại thịt đỏ (heo, bò…), hải sản, cá hồi, cá ngừ…

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm giàu sắt

Thực vật cũng là một nguồn cung cấp sắt. Mặc dù sắt từ thực vật khó hấp thu hơn nhưng cha mẹ nên kết hợp cả nguồn sắt từ thực vật và động vật cho trẻ. Bởi rau củ quả còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, mặc dù sữa mẹ không nhiều sắt nhưng trẻ ở giai đoạn này chưa cần bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài mà chỉ cần bú mẹ. Hơn nữa, lượng sắt ở sữa mẹ tuy ít nhưng khả năng hấp thu cao hơn so với những nguồn sắt khác. Do đó, mẹ cần bổ sung sắt để truyền cho con qua sữa mẹ.

Như vậy, cha mẹ cần chăm sóc và quan sát kĩ trẻ để có thể phát hiện những biểu hiện thiếu máu thiếu sắt kịp thời. Đồng thời, cha mẹ cần tăng cường sắt cho trẻ qua chế độ ăn hàng ngày và bổ sung những sản phẩm cung cấp sắt như Fe-max để tăng cường và nâng cao sức khỏe cho con.

1800.08.88.62