Thiếu máu ở phụ nữ mang thai do thiếu sắt là vấn đề mà các mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Vì vậy, các mẹ bầu cần hiểu rõ tầm quan trọng của sắt và cách khắc phục nếu chẳng may bị thiếu máu, thiếu sắt để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Thiếu sắt khi mang thai – vấn đề rất phổ biến
Một trong những tình trạng được WHO cảnh báo và khuyến cáo cần phòng ngừa sớm ở phụ nữ mang độ tuổi sinh sản là thiếu máu thiếu sắt.
Sắt là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể bởi nó tham gia vào quá trình tạo máu, tạo nhân tế bào và tham gia và việc phân chia tế bào để tạo tế bào mới. Đối với phụ nữ mang thai, sắt vô cùng quan trọng vì sắt và axit folic là 2 thành phần vô cùng quan trọng tạo ra các tế bào thần kinh trong vòng 10-16 ngày đầu sau khi bắt đầu thụ thai. Thế nhưng, nhiều mẹ bầu thiếu sắt mà không hề biết vấn đề này.
Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai mà mẹ nên biết
Trong quá trình mang thai, nếu gặp phải các dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu như sau, mẹ cần hết sức lưu ý:
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu người.
- Làn da trở nên tái hoặc phớt vàng, sự thay đổi màu sắc của da, môi và móng trở nên nhợt nhạt là lúc bạn có thể nhận biết mẹ bầu thiếu sắt.
- Thay đổi bất thường về nhịp tim.
- Liên tục thở dốc ngay cả khi không hoạt động mạnh.
- Cảm thấy chóng mặt và choáng váng thường xuyên.
- Mẹ bầu bị đau ngực, đau tim hoặc đau đầu.
- Giảm tập trung, giảm hiệu quả làm việc.
Trên đây chỉ là một số dấu hiệu của việc thiếu sắt ở bà bầu. Có thể thấy rằng, những biểu hiện trên rất giống với biểu hiện mang thai. Nhiều mẹ sẽ nhầm lẫn và cho rằng đây là triệu chứng bình thường của thai kỳ, thế nhưng thực tế là sự cảnh báo bệnh thiếu máu.
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai nghiêm trọng ra sao?
Bà bầu bị thiếu máu là do hồng cầu giảm cả về số lượng và chất lượng vì lượng sắt không đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hay nói cách khác, khi cơ thể không đủ sắt để tổng hợp hemoglobin, dẫn đến thiếu máu.
Theo các chuyên gia, có 3 giai đoạn thiếu sắt, được phân biệt bởi lượng sắt chức năng, sắt vận chuyển và sắt dự trữ. Trong đó, thiếu máu thiếu sắt là tình trạng nghiêm trọng nhất, lượng sắt bị thiếu hụt nhiều nhất. Đây cũng là giai đoạn ảnh hưởng và hạn chế quá trình tạo máu.
Do đó, thiếu sắt khi mang thai sẽ làm tăng các nguy cơ:
- Suy dinh dưỡng bào thai, tác động tiêu cực đến chức năng não bộ của trẻ.
- Tăng tỉ lệ sinh non, bệnh tật và thậm chí tử vong.
- Bản thân mẹ cũng rất dễ thiếu sữa, tâm trạng không ổn định, gây stress ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Việc thiếu máu kéo dài làm tăng nguy cơ kém phát triển nhận thức, giao tiếp, học tập và sinh hoạt của con. Con sẽ không lanh lợi và thông minh như những đứa trẻ được cung cấp đầy đủ sắt khi còn trong bụng mẹ.
Rõ ràng, sắt là chất rất cần thiết đối với phụ nữ có bầu và thai nhi. Nếu thiếu chất này, cả mẹ bầu và thai nhi sẽ gặp phải những hậu quả khó lường.
Làm sao để phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ mang thai ?
Theo giới chuyên môn, có 2 giải pháp chính để phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt, đó là bổ sung từ thực phẩm giàu sắt và dùng thuốc điều trị hoặc sản phẩm chuyên biệt. Liều lượng sắt bổ sung cho bà bầu tùy thuộc vào từng thời kì và mức độ thiếu máu, thiếu sắt.
Bổ sung sắt với thực phẩm
Một số thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu nên bổ sung có thể kể đến như các loại thịt nạc, trứng, hải sản, đậu đỗ, vừng, lạc… Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần bổ sung thêm thực phẩm giàu C để tăng cường hấp thu sắt.
Bổ sung sắt với sản phẩm hỗ trợ
Cách nhanh nhất để bổ sung sắt chính là sử dụng các loại sản phẩm sắt xịt, sắt uống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, khi uống thuốc sắt có thể có một số tác dụng phụ xảy ra, bởi sắt đường uống có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các tác dụng phụ thường gặp như táo bón, buồn nôn, đau thượng vị, nóng trong, nổi mụn, bứt rứt, bồn chồn…
Vì vậy, để tránh các tác dụng phụ này, mẹ bầu cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, liều lượng và chọn loại thuốc sắt phù hợp.
>>>Xem thêm: Sắt xịt Femax thế hệ mới
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Fe-max có thể giúp mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng thiếu máu khi mang thai. Việc này trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và các mẹ. Vì vậy đừng quên bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt mẹ nhé!