Thiếu máu ăn gì? luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh những loại thuốc bổ trợ, việc kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm sẽ giúp đáp ứng nhu cầu sắt của cơ thể, từ đó hạn chế việc thiếu máu do thiếu sắt. Hãy cùng Fe-max tham khảo các loại thực phẩm cần thiết bạn nên lưu ý hàng ngày nhé!
Nguyên tắc khi bổ sung sắt từ thực phẩm
Sắt từ thực phẩm được chia thành 2 dạng là sắt heme và non-heme, trong đó, sắt dạng heme có khả năng hấp thu cao hơn dạng non-heme. Sắt heme thường từ nguồn động vật như gan, tiết, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng, các loại cá… Còn sắt non-heme có nguồn gốc từ rau, củ, quả như đậu nành, các loại hạt, đậu xanh, rau lá đậm, súp lơ…
Chính vì vậy, mọi người cần chú ý tuân thủ nguyên tắc ăn gì bổ máu:
- Cân đối giữa nguồn sắt từ động vật và thực vật để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Đồng thời, người bị thiếu máu thiếu sắt cần phải cân đối lượng sắt mất đi và lượng sắt nạp vào để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể theo độ tuổi.
- Nên bổ sung kèm vitamin C để hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên sử dụng 100-200gr hoa quả chứa vitamin C như nho, việt quất, lựu, cherry, cam, bưởi…
- Bên cạnh đó, cần lưu ý không uống những đồ uống gây cản trở quá trình hấp thu sắt như sữa, trà, cà phê, bia, rượu, nước ngọt có ga… Đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ uống sữa cách thời điểm bổ sung sắt ít nhất 2 tiếng.
Những thực phẩm người thiếu sắt nên bổ sung
Vậy ăn như thế nào để không bị thiếu máu thiếu sắt? Fe-max gợi ý bạn tham khảo các nhóm thực phẩm bổ máu như sau:
Thịt đỏ
Người bị thiếu máu thiếu sắt nên bổ sung các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà… bởi những thực phẩm này rất giàu sắt. Tuy nhiên, chúng cũng có hàm lượng cholesterol cao nên cần lưu ý không nên ăn quá nhiều thịt, mà cần kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác.
Nội tạng động vật
Thiếu máu nên ăn gì? Bạn có thể tham khảo nội tạng động vật như thận, não, tim…, đặc biệt là gan có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Bạn có thể bổ sung gan vào chế độ ăn hàng ngày với mức vừa phải và nên lựa chọn gan lợn hoặc bò bởi chúng có lượng sắt cao.
Hải sản và động vật có vỏ
Những loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp sắt rất dồi dào. Cụ thể, có thể kể đến cá ngừ, cá mòi, tôm, hàu, trai, sò.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cải ngọt, rau ngót, cải xoong, cải bó xôi… là nguồn cung cấp sắt tốt dễ hấp thu cho cơ thể.
Đậu phụ
Đậu phụ không chỉ thanh đạm, dễ ăn mà còn chứa nhiều loại khoáng chất như magie, selen… rất tốt cho sức khỏe. Trong đó, có cả sắt, 126g đậu phụ có thể cung cấp 3,4mg sắt.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà không chỉ chứa các chất dinh dưỡng như protein, kẽm, vitamin A, lipid… mà còn là nguồn sắt dồi dào. Ngoài ra, trong trứng còn có các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện khả năng tích trữ và tối ưu các vitamin quan trọng để lưu thông máu. Do đó, bạn hãy bổ sung trứng vào thực đơn hàng ngày để bữa ăn thêm phong phú và giàu sắt nhé!
Hạt bí ngô
Thiếu máu não nên ăn gì? Hạt bí ngô cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt mà người thiếu máu thiếu sắt có thể bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý rang hạt bí ở nhiệt độ thấp, vì khi chế biến ở nhiệt độ cao, chất sắt sẽ bị mất đi.
Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc
Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc như yến mạch, diêm mạch… không chỉ giúp ngăn ngừa thiếu máu vì có chứa sắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein,… rất tốt cho sức khỏe.
Các loại hạt
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca… được xem là thực phẩm giàu sắt, đồng thời, những loại hạt này còn có hàm lượng folate cao giúp cải thiện hấp thu sắt. Ngoài ra, những hạt này cũng rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.
Củ cải đường
Củ cải đường là loại rau được nhiều chuyên gia khuyến khích bổ sung đối với người thiếu máu thiếu sắt nhờ chứa hàm lượng sắt tự nhiên cao. Loại rau này không chỉ giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu mới mà còn cải thiện việc vận chuyển oxy.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ với thức ăn bổ máu, người thiếu máu thiếu sắt có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp đủ nhu cầu sắt mỗi ngày, bởi trong quá trình chế biến và tiêu hóa, lượng sắt sẽ bị giảm đi. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung sắt hữu cơ có tính sinh học cao, dễ hấp thu. Trong đó, Fe-max là sản phẩm sắt xịt thế hệ mới được đánh giá cao hơn cả về hoạt tính sinh học và khả năng dễ hấp thu, ít tác dụng phụ.
Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo để trả lời cho câu hỏi thiếu sắt ăn gì? và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế thiếu máu thiếu sắt. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác trên website của Fe-max nhé!